Loài chuột cảnh có tên gọi Hamster đã và đang gây sốt trên thị trường thú cưng hiện nay nhờ vào sự hiền lành, đáng yêu cùng với việc nuôi cũng không quá tốn kém về mặt tài chính lẫn thời gian. Thế nhưng, việc nuôi như thế nào cho đúng thì không phải người nuôi nào cũng nắm bắt được. Dưới đây là hướng dẫn cách chăm sóc đơn giản cho người mới bắt đầu.
1.Thức ăn chính và chế độ dinh dưỡng
1.1, Khẩu phần ăn chính
Hamster là loài gặm nhấm nên thức ăn chính là các hạt ngũ cốc : hạt dẻ,hạt bí,ngô,hướng dương,thóc,hạt kê…..Những loại này thường được trộn hỗn hợp và bán sẵn tại các cửa hàng thú cưng.
Mỗi ngày nên cho Hamster ăn 2 bữa chính và cố định thời gian không đổi.
Đồ ăn tươi có thể cho ăn 1 tuần 2 bữa các loại rau củ : cà rốt, dưa chuột, bông cải… Đặc biệt không cho ăn những thức ăn chứa gia vị như kẹo ngọt, socola…. điều này có thể sẽ khiến bé bị mắc các bệnh về đường ruột . Đồng thời cũng không nên cho ăn thịt tươi sống hay các đồ được làm từ động vật vì nó khiến cho bé hamster trở nên hụng dữ và cắn bạn hay ăn thịt đồng loại….
1.2 Thức ăn dinh dưỡng
- Phô mai : giúp cho các bé hamster trở nên mũm mĩm hơn và đa phần cũng rất thích món này. Mỗi lần cho ăn nhỏ hơn hạt ngô thui nhé
- Lòng đỏ trứng : tốt cho hamster đang mang thai và bé mới sinh
- Sâu : tăng dinh dưỡng làm cho các bé hamster trở nên mập mạ
1.3 Thức ăn mài răng
- Đây là một loài thức ăn cần thiết trong quá trình phát triển của hamster.Nếu không có thức ăn cứng trong một thời gian dài sẽ khiến răng chúng dài ra gây xước,nướu…gây chán ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe.
2. Nơi ở của Hamster
2.1 Chuồng nuôi
Có 3 loại chuồng chính được sử dụng phổ biến nhất :
- Chuồng sắt : Thoáng mát, tiện lợi, nhiều màu sắc đa dạng, giá cả hợp lý và sử dụng nhiều nhất . Tuy nhiên nhiều bé Hamster có thói quen gặm thanh sắt của lồng khiến trầy sơn mất thẩm mỹ.
- Chuồng mica : Rẻ hơn lồng sắt,dễ vệ sinh, nhiều mẫu mã.Thích hợp nuôi mùa đông vì khả năng giữ nhiệt tốt. Bên cạnh đó cũng cần phải có một cái nắp che để tránh trường hợp các bé Hamster trèo được ra ngoài trốn thoát nhưng cũng không được để lắp kín quá sẽ khiến các bé bị stress.
- Chuồng nhựa : Dùng để di chuyển hoặc đi du lịch vì lồng bí nên không thể nuôi được trong khoảng thời gian dài.
2.2, Lót chuồng
Có 2 loại lót chuồng phổ biến : mùn cưa và cát Sand.Mùn cưa có khả năng giữ ấm và thấm hút tốt tuy nhiên phải thay thường xuyên nếu không sẽ làm ố vàng ở lông Hamster cũng như có mùi. Cát Sand thì khả năng hút ẩm và khử mùi tốt nhưng cũng tránh để cát ướt vì như vậy sẽ làm hỏng cát và sẽ khiến bé chuột ốm
2.3, Một số phụ kiên khác
4 thứ không thể thiếu trong chuồng của bé chuột Hamster đó là : Bình nước, bát ăn, Wheel chạy bộ và nhà ngủ. Đây là những thứ cơ bản cần thiết và cũng rất dễ tìm kiếm tại các cửa hàng.