Kiến thức về chuột Hamster. Đặc điểm sinh lý vốn có của Hamster
Chuột Hamster là một trong những vật nuôi xinh xắn, dễ thương, hiện nay được các bạn trẻ đặc biệt quan tâm xem như những người bạn thân thiết xả stress sau các giờ học căng thẳng. Bài viết hôm nay mình xin chia sẻ một số kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh lý của chuột Hamster.
1.Chuột Hamster con
-Có răng ngay, chưa mở mắt, chưa dựng tai, chưa có lông, người đỏ hỏn.
-Dựng tai sau 4- 5 ngày, mọc lông sau 10 ngày, sẽ mở mắt sau 15 ngày.
-Ăn được hạt cứng sau 7- 10 ngày.
-Phải 21- 28 ngày mới cai sữa.
2.Các chỉ số sinh lý
-Cân nặng: đực trưởng thành khoảng 85- 140 gam, cái 95-120 gam
-Tuổi thọ trung bình 2 năm, cao nhất 3 năm, một số bé sống trong môi trường chăm sóc đặc biệt có thể lên tới 5 năm.
-Số nhiễm sắc thể ( Chromosome ) : 44
-Nhu cầu nước tiêu thụ khoảng 30 ml/ngày
-Thức ăn cho Hamster trưởng thành khoảng 10- 15 gam/ ngày, bạn có thể cho nhiều hơn.
– Thân nhiệt đo ở trực tràng: 36,2- 37,5oC
-Nhịp tim : 280- 412 lần /phút.
– Nhịp thở trung bình 74 ( dao động cho phép 33- 127 lần/ phút).
3.Vấn đề sinh sản
-Tuổi phát dục, giao phối Hamster đực 6-8 tuần; Hamster cái 6-8 tuần nhưng phải được tầm 3-4 tháng mới có thể mang thai.
-Thời gian động dục con cái : 4 ngày, rụng trứng sau 6- 8 giờ.
-Chu kỳ động dục cách nhau 15- 18 ngày.
-Số lượng con một lần sinh: 4- 12 con.
-Trọng lượng sơ sinh : 2- 3 gam.
-Cai sữa 21 ngày ( 35- 40 gam).
-Tuổi kết thúc sinh sản : 14 tháng.
-Mẹ không động dục trong thời gian cho con bú.
4.Chuồng thích hợp cho Hamster
– Chuồng : bạn có thể chọn loại lồng bể kính, chuồng sắt hoặc nhựa cứng có khả năng chống chuột khoét phá chạy mất.
-Diện tích nuôi Hamster < 60gm: 35 cm2, Hamster > 60gm: 35-45 cm2.
-Đệm lót chuồng : mùn cưa gỗ, vỏ hạt ngũ cốc… khô, sạch, tránh hấp dẫn côn trùng : dán, kiến… Lót ổ đẻ cho chuột mang thá bằng giấy mềm cắt nhỏ.
-Thay lót, vệ sinh chuồng: 1-2 lần /tuần. Mùa khô sạch có thể 2 tuần/lần.
-Nhiệt độ, độ ẩm: đối với Hamster trưởng thành 16-20 độ C, cần nhiệt độ ấm hơn khi chuột giao phối : 18- 22 độ C . Độ ẩm thích hợp phòng tránh nấm, viêm phổi và ký sinh trùng ngoài da: 40-60%.
5.Chế độ dinh dưỡng
-Nhu cầu chất dinh dưỡng:
Protein 18- 24% trong khẩu phần ăn. Hạt đỗ tương có hàm lượng protein cao và tốt hơn cho ăn cá.
Glucid : Cấp năng lượng hoạt động và dự trữ glucose và các hydrat Carbon. Hạt ngũ cốc có lượng tinh bột cao, tỷ lệ 30- 40%.
Khoáng chất và các nguyên tố vi lượng : Hamster có nhu cầu Kẽm, đồng, Kali cao hơn các loài chuột khác.
-Không nên để thức ăn hạt vào khay thép có thành đứng, để rải vào nền phẳng, vì hamster gặm hai chiều nên dễ gãy vỡ răng khi gặm vào thành khay.
– Cung cấp đầy đủ và liên tục nước sạch, tốt nhất qua bình có vòi bi bằng thép không rỉ, tránh ướt, ẩm chuồng nuôi.
6.Phòng các bệnh của chuột Hamster
-Hiện chưa có vaccine gì tiêm chủng phòng bệnh cho hamster nên bạn phải cẩn thận nhé.
-Tuyệt đối thận trọng khi dùng các loại kháng sinh trị khuẩn Gr+ điều trị bệnh cho hamster. Dùng thuốc phải có chỉ định của các bác sỹ thú y
Trên đây là một số đặc điểm sinh lý cơ bản của chuột Hamster, mong bài viết sẽ giúp ích cho bạn hiểu hơn về chuột Hamster và biết cách chăm sóc một bạn Hamster khỏe mạnh nhé.